Miếu Thượng Thanh

18/04/2023 16:34

 

Miếu làng Thượng Thanh thờ Đại nguyên soái Cai Công – là vị tướng hiền tài, dũng lược, đã có công lớn đánh đuổi giặc Đông Hán năm 40 sau công nguyên giảnh lại giang sơn đất nước (theo thẩm phả Nguyễn Bính viết năm 1572). Ông là cánh tay phải đắc lực giúp Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống quan xâm lược nhà Đông Hán. Sau khi qua đời năm 31 tuổi, để tôn kính công lao to lớn của Ngài, nhân dân trong làng lập lên miếu thờ và tôn thờ Ngài là Thành Hoàng làng. Miếu còn lưu giữ 12 phong sắc. Năm 1982 miếu Thượng Thanh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Năm Canh Tý 40 sau công nguyên nhà Đông Hán đô hộ nước ta, sai Tô Định làm thái thú lòng tham tâm bạo ngược khiến muôn dân lầm than, đói khổ. Lúc bấy giờ ở Đông Lăng xương phủ Hưng Hoá Đạo sơn tây có gia đình ông là Vương Quang, bà là Đào Thị Hồng cùng con là Cai công là một nhà nho, thấy ở nơi quê hương bất lợi trước sự hiểm hoạ của Thái thú Tô Định tàn bạo, bèn bán hết gia tài ra đi lánh nạn xuống đến đất địa đầu Thượng Thanh Thần tạm trú. Thấy nơi đây cảnh quan tươi đẹp nhân dân phong tục thuần hậu bèn sắm hương hoa trải giới vào ở giữa chùa, được 3 tháng sau cha Cai Công dựng một lều cỏ trước chùa để cho ông Cai Công dạy học, bấy giờ ông, bà Quang Công cũng đã ngoài 60 tuổi, hai ông, bà mắc bệnh sốt rét liên miên chữa trị không xong, thật là phúc hữu trùng lại, hoạ vô đơn trí. Hai ông, bà Quang Công cùng ngày ra đi ở nơi chính tẩm (tức ngày 7/5). Hằng năm đến ngày này dân làng cúng lễ. Ông Cai Công than khóc nhưng ông biết trời xanh cũng chẳng thể giúp gì được, bên cùng gia thần và nhân dân làm lễ mai táng ở bên đầm, hương hoả phụng thờ, bấy giờ ông Cai Công đã 28 tuổi, một hôm ông Tự than rằng: “ Làm người muốn lập công danh chẳng bằng nơi sa trường da ngựa bọc thây”, thế rồi ông dấy chí tang bồng hồ thỉ lại thêm căm giận quân Tô Định, thương sót nhân dân bị tàn hại bèn ngầm tập trung quaqan tích trữ lương thực. Ông nghe tin Hai Bà Trưng cũng là bậc nữ trung hào kiệt, có thể cùng mưu đồ việc lớn bèn cùng một số gia nhân tìm đến hát giang vào yết kiến hai bà. Bà Trưng vui mừng nhận và cho phép ông trở về Thượng Thanh Thần tìm kiếm nghĩa binh của bản phủ. Nội nhật trong vòng 15 ngày ông đã chiêu dụ được 359 nghĩa binh, hẹn ngày hội quân cùng hai bà Trưng. Ông đã trở thành cánh tay đắc lực hỗ trợ Hai Bà Trưng làm nên cuộc khởi nghĩa. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bị quân nhà Hán đàn áp Caoi Công bị thương nặng về lại làng Thượng Thanh và chết tại quê hương. Tương truyền rằng sau khi ông mất con ngựa chiến đã theo ông nơi chiến trường vì thương nhớ chủ nhân mà đã hoá tại đầm Thượng Thanh.

Nhân dân nhớ công đức của ngài nên lập miếu thờ và tôn ông là thành hoàng làng. Ngày 10/02/ âm lịch hàng năm nhân dân trong làng Thượng Thanh ( sau khi chia tách địa giưới hành chính năm 2020 là thôn Thượng Thanh 1 và thôn Thượng Thanh 2) tổ chức hội làng để tỏ làng biết ơn đến công lao của đức Cai Công.