Đình làng Cao mật hạ

18/04/2023 16:51

 

Đình làng Cao mật Hạ là nơi thờ thành hoàng làng và là nơi hội họp của nhân dân. Đình làng Cao Mật Hạ được xây dựng từ thời Lê Sơ, toạ lạc ở trên làng cũ (thuộc khu đồng cũ hiện nay) ven bờ sông Đáy.

          Cơn Hồng Thuỷ làm sông Đáy đổi dòng làng Cao Mật Hạ phải dồn làng về vị trí hiện nay. Đình làng Cao Mật Hạ nay toạ lạc trên mảnh đất cao, đẹp nhìn về hước Bắc- hướng có dòng sông Vân (Long Vân) xưa chảy từ bãi Cao Bộ qua Cao mật chảy xuôi về đồng chiêm phía nam huyện Thanh Oai.

          Sau Đình có một gò đất cao (di tích của một quả đồi xa xưa) gọi là đống Đình. Như vậy hướng của Đình rất đắc địa, tiền thuỷ hậu sơn. Các cụ xưa kể lại cổng đình gọi là cổng Trẩm nhìn về hướng Bắc vừa cao vừa rộng, trên nóc có lưỡng Long trầu nguyệt, hai bên có ngựa, voi trầu phục.

          Qua cổng là nghi môn, xây dựng kiểu trụ biểu lối đi ở giữa có hai trụ cao đắp nổi tứ phượng trầu, cách điệu hoa dàng. Từ nghi môn vào qua khoảng sân rộng ở giữa có lòng mức cao là sân tiền tế rồi vào đại bái.

           Các cụ truyền lại đại bái xa xưa được làm 4 mái chảy và các đầu đao góc mái cao vút. Năm 1947 đầu 1948 thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện “ Tiêu thổ kháng chiến” để chống thực dân Pháp đánh và chiếm vùng nông thôn. Dân làng đã dỡ bỏ Đại bái chỉ giữa lại hậu cung để thờ Thành Hoàng. Trước cửa cung có treo bức hoành phi (Thượng Đẳng Từ) nghĩa là nơi thờ Đức Thượng Đẳng. Hương án thờ bằng gỗ được trạm trổ hình hổ phù, tứ linh, tứ quý, trên đặt một bán hương cổ đôi hạc gỗ và nhiều đồ thờ quý.

          Bên trong là hậu cung có bệ thờ xây gạch, mái vòm trên bệ có Long ngài, bài vị và nhiều đồ thờ cổ. Đình Cao Mật Hạ được xây dựng từ xa xưa để phụng thờ Thành Hoàng Làng là Trung Quốc đại vương - một vị nhân thần có dòng dõi hoàng tộc, có công lao lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược ở thế kỷ XIII – XIV.

          Các di vật của Đình nay còn lưu giữ:

1 kiệu bát cống Sơn Son thiếp vàng thời Lê

1 kiệu hoa thời Nguyễn

Long ngai bài vị, hương án gỗi trạm nổi nghệ thuật thời Nguyễn, ruộng đôi quán tổng, 1 quả mũ vua, 1 cháp áo hoàng bào, 1 bộ chấp kích thời Nguyễn, 1 bát hương gốm sứ thời Nguyễn, 9 đao sắc phong, sớm nhất 1 đao từ thời Lê Trung Hưng còn lại là của Triều Nguyễn.

Hội làng vào ngày mùng 10/2 âm lịch hằng năm. Ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch làng làm lễ giao văn. Định đám sau lễ giao văn dân làng chuẩn bị cờ, trống, kiệu, vật phẩm tế lễ.

Đình làng Cao Mật Hạ có giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật. Đình làng thờ Thành hoàng làng là một vị tướng, hoàng tử đời Trần có công 3 lần đánh thắng quân Nguyên về kiến trúc Đình làng và đồ thờ tự, mang tính kỹ thuật thời Lê và triều Nguyễn.

Đình làng Cao Mật Hạ có ý nghĩa về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật… đã đóng góp tích cực cho công cuộc chiến trong bảo vệ tổ quốc và xây dựng nông thôn mới ngày nay.